Nền tảng Low-code : tương lai “xâm chiếm” thế giới lập trình ứng dụng

Gartner (công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới) dự đoán rằng: Đến năm 2024, low-code sẽ được sử dụng cho hơn 65% hoạt động phát triển ứng dụng. Để hiểu được sự phổ biến đáng kinh ngạc của nền tảng lập trình ứng dụng này, hãy cùng bắt đầu từ những thông tin cơ bản nhất như khái niệm low-code, và các tính năng của Low-code platform,…

Tất tần tật về nền tảng low-code

Các khái niệm

Low-code (LC) là một nền tảng phát triển phần mềm, giúp bạn tạo ra một phần mềm hoàn chỉnh bằng cách kéo thả.

Hay nói cách khác, nền tảng Low-code là tập hợp các công cụ cho phép người dùng (doanh nghiệp / developer) phát triển phần mềm mà không cần phải code nhiều. Thay vì viết hàng nghìn dòng mã với cú pháp phức tạp, bạn có thể sử dụng low-code để xây dựng các ứng dụng với giao diện người dùng hiện đại, tích hợp một cách nhanh chóng.

Low-code platform giúp giảm thời gian lập trình thủ công
Low-code platform giúp giảm thời gian lập trình thủ công

Low-code cung cấp 1 vũ trụ nơi các ứng dụng/phần mềm có thể được triển khai nhanh hơn so với các ứng dụng/phần mềm được code kiểu truyền thống. Từ đó, trải nghiệm người dùng có thể được hoàn thiện liên tục. Đây là một vũ trụ đầy tiềm năng, nhất là đối với các doanh nghiệp có tư duy hướng về tương lai.

Tính năng

Mô hình trực quan

Nền tảng LC có khả năng trình bày thông tin ở định dạng mà bất kỳ ai cũng có thể hiểu được. Các công cụ trực quan này đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong việc trang bị cho người dùng kỹ năng của một nhà phát triển lâu năm mà còn giúp tăng tốc quá trình tạo ứng dụng, phần mềm.

Chức năng Out-of-the-box

Tất cả các nền tảng LC hàng đầu đều được trang bị chức năng có sẵn (OOTB). Các nền tảng này đã có một loạt các model cần thiết để phát triển ứng dụng từ quản lý dữ liệu đến quản lý quy trình bán hàng hoặc quản lý dịch vụ cần thiết trong các ứng dụng hướng tới khách hàng.

Chức năng kéo và thả

Chức năng kéo và thả đóng vai trò là một trong những yếu tố trung tâm của việc đơn giản hóa quá trình phát triển. Bạn có thể kéo và thả các thành phần khác nhau của một ứng dụng/phần mềm thay vì phải tự xây dựng tất cả. Chức năng này không chỉ được các developer nghiệp dư tận dụng mà nó cũng hữu ích cho các nhà phát triển chuyên nghiệp.

Chức năng kéo và thả đóng vai trò là một trong những yếu tố trung tâm của việc đơn giản hóa quá trình lập trình ứng dụng/phần mềm
Chức năng kéo và thả đóng vai trò là một trong những yếu tố trung tâm của việc đơn giản hóa quá trình lập trình ứng dụng/phần mềm

Khả năng tái sử dụng

Các nền tảng phát triển LC mang lại khả năng tái sử dụng, cho phép sử dụng lặp lại các model, thành phần và chức năng được định cấu hình trước cho các ứng dụng khác nhau.

Tính bảo mật cho các ứng dụng

Nền tảng LC có đầy đủ các giao thức bảo mật phù hợp, đảm bảo rằng tính an toàn cho các ứng /phần mềm,.

Khả năng tiếp cận đa nền tảng

Một nền tảng LC mạnh cũng có thể tương thích với nhiều thiết bị. Tính năng này hỗ trợ việc sử dụng nền tảng phát triển LC trên bất kỳ thiết bị nào chạy trên một trong các hệ điều hành chính. 

Khả năng mở rộng

Các ứng dụng/phần mềm, được xây dựng bằng LC có thể dễ dàng thích ứng với nhu cầu kinh doanh, phục vụ liền mạch cho 20 – 200 người dùng.

Báo cáo và Giám sát

Tính năng báo cáo và giám sát của các nền tảng mã thấp giúp bạn theo dõi quy trình làm việc và hiệu quả của các ứng dụng/phần mềm. Đây là điều cần thiết để đánh giá hiệu suất ứng dụng/phần mềm đó cũng như phân tích và so sánh với các ứng dụng khác. 

Quản lý vòng đời ứng dụng

Các công cụ LC làm đơn giản hóa và sắp xếp một số giai đoạn trong vòng đời phát triển phần mềm một cách hợp lý, ví dụ như sửa lỗi, kiểm thử và triển khai. Chúng cho phép người dùng truy cập vào thông tin các ứng dụng đã tạo. Ngoài ra, người dùng có thể hoàn nguyên về các phiên bản trước nếu cần để quản lý vòng đời ứng dụng tốt hơn.

Các tính năng nổi bật của low-code trong lập trình ứng dụng

Nền tảng Low-code : tương lai “xâm chiếm” thế giới lập trình ứng dụng

Theo báo cáo của Forrester năm 2019 , thị trường low-code sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 40%, với mức chi tiêu dự báo đạt 21,2 tỷ USD vào năm 2022. Gartner – công ty nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới dự đoán rằng: Đến năm 2024, low-code sẽ được sử dụng cho hơn 65% tổng số ứng dụng được phát triển. Có rất nhiều lý do giải thích cho sự phát triển mạnh mẽ này, dưới đây CodLUCK sẽ đưa ra ba lý do nổi bật:

Lấy người dùng làm trung tâm

Low-code có thể biến bất kỳ ai trở thành nhà phát triển.  Vì vậy, những người dùng không am hiểu quá sâu về lập trình có thể tạo và sửa đổi các tính năng, ứng dụng và quy trình nhằm phục vụ cho mục đích riêng của họ.

Đối với những nhà phát triển đã có nhiều kinh nghiệm lập trình, một nền tảng low-code giúp họ đưa các cải tiến bên ngoài vào một cách dễ dàng. 

Low-code có thể biến bất kỳ ai trở thành lập trình viên
Low-code có thể biến bất kỳ ai trở thành lập trình viên

Đem lại nhiều giá trị về mặt thời gian

Những tính năng của LC như khả năng tái sử dụng, giao diện người dùng trực quan giúp cải thiện và nâng cao năng suất của các nhà phát triển. Các công cụ tích hợp thúc đẩy sự hợp tác chéo giữa các nhóm khác nhau, giúp đưa ra quyết định nhanh hơn. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại tạo thành giá trị tuyệt vời về mặt thời gian trong quá trình phát triển ứng dụng.

CodLUCk đã Việt hóa nền tảng low-code Pleasanter (được phát triển bởi công ty Implem Nhật Bản) –  điển hình cho việc phát triển các ứng dụng quản lý nghiệp vụ doanh nghiệp (ERP) nên có thể giảm thiểu công số phát triển và cho phép tạo các ứng dụng nghiệp vụ chỉ bằng các nhấp chuột đơn giản.

Đăng ký dùng thử tại đây!

Tính linh hoạt cao

Tính linh hoạt của nền tảng LC thể hiện qua khả năng đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp với cấu trúc và quy mô khác nhau. Do đó, việc chuyển đổi kỹ thuật số trở nên dễ tiếp cận hơn và giá cả phải chăng hơn cho mọi người.

Hãy cùng so sánh Quy trình phát triển ứng dụng truyền thống với Quy trình phát triển low-code để thấy được sự khác biệt:

Quy trình phát triển ứng dụng truyền thống  

Bất kể bạn đang làm việc với .NET MVC, Spring Boot hay Ruby on Rails, bạn (và team của bạn) hầu như đều thực hiện 16 bước sau:

Quy trình phát triển ứng dụng truyền thống
Quy trình phát triển ứng dụng truyền thống  

Quy trình phát triển low-code

Với low-code, quy trình phát triển chỉ còn 7 bước như sau:

Quy trình phát triển low-code
Quy trình phát triển low-code

Nền tảng Low-code có thể được sử dụng để làm gì?

Ngoài việc phát triển phần mềm ra, nền tảng LC có thể làm được nhiều hơn thế. Các nền tảng này có thể được tận dụng để tạo ra một hệ sinh thái. Tại đó, những doanh nghiệp và tổ chức có thể sử dụng các ứng dụng được xây dựng bằng low-code một cách liền mạch .

Dưới đây là một số cách sử dụng của low-code platform góp phần giải quyết hiệu quả một loạt các quy trình trong kinh doanh:

  • Các ứng dụng tương tác với khách hàng
  • Các giải pháp AI
  • Xác định quy trình làm việc
  • Các ứng dụng tối ưu hóa

Một vài ứng dụng của Low-code
Một vài ứng dụng của Low-code

Tạm kết

Cuộc cách mạng Low-code đem lại lợi ích chung cho tất cả – bao gồm các doanh nghiệp và các nhà phát triển không có chuyên môn cao. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng cách không phải thuê các nhà phát triển mới liên tục hoặc đầu tư nhiều vào việc đào tạo nhân sự. Còn các developer không có nhiều kinh nghiệm lập trình sẽ trút bỏ được một số gánh nặng lập trình, giúp họ chủ động tạo ra các giải pháp của riêng mình.

Tuy nhiên, có một điều chúng ta cần lưu ý: Mặc dù chuyển đổi sang low-code là một động thái kinh doanh khôn ngoan, nhưng việc này cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Bạn phải đảm bảo hiểu được các tích hợp có sẵn – liệu chúng có phù hợp tốt với các hệ thống khác mà bạn đã sử dụng không? Các bộ tính năng có cung cấp những gì bạn cần không? Giao diện người dùng có mức độ trực quan như thế nào?

Nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời hoặc bạn đang phân vân liệu giải pháp bạn đang xem xét có phù hợp với doanh nghiệp của mình hay không, hãy thuê một nhà tư vấn phần mềm để giúp bạn. Họ có thể xác định chính xác những gì bạn cần và giúp bạn đánh giá kỹ lưỡng các lựa chọn của mình trước khi quyết định mua.

Nguồn tham khảo:

https://www.techadv.com/

https://www.creatio.com/

https://www.outsystems.com/