Hướng Dẫn Quản Lý Và Lập Kế Hoạch Cho Dự Án Thương Mại Điện Tử

Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Theo báo cáo từ Statista, mua sắm online là một trong những hoạt động phổ biến nhất của người dùng internet trên toàn thế giới. Ngày càng có nhiều người thích nhấp chuột để mua đồ hơn là đi bộ hàng giờ. Các cửa hàng trực tuyến hiện có thể cung cấp nhiều tiện ích cho khách hàng mà không cần đến quá nhiều chi phí và nguồn lực.

Vì vậy, việc khởi động một doanh nghiệp thương mại điện tử là một việc cực kỳ phức tạp, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu. Làm sao để trở nên nổi bật, khiến khách hàng mua hàng trên trang web của bạn, chứ không phải bất kỳ trang web nào khác? Câu trả lời chính là “Hãy lập kế hoạch và quản lý thương mại điện tử một cách thông minh”.

Quản lý dự án thương mại điện tử là gì?

Quản lý dự án Thương mại điện tử là một nhánh của việc quản lý dự án truyền thống – với những đặc điểm của riêng nó. Về cơ bản, nó là việc thực hành áp dụng các kỹ năng, công cụ, kỹ thuật và cách tiếp cận khác nhau cũng như thực hiện nhiều hoạt động khác nhau nhằm phát triển hiệu quả một dự án thương mại điện tử.

Quản lý dự án Thương mại điện tử chủ yếu dựa vào các concepts và cách tiếp cận quản lý dự án truyền thống đã được kiểm nghiệm theo thời gian, mặc dù việc áp dụng chúng trong Thương mại điện tử sẽ có nhiều thách thức hơn so với bất kỳ lĩnh vực nào khác. Các doanh nghiệp vừa phải nhanh chóng phản ứng với những thay đổi toàn cầu, xã hội và môi trường kinh doanh, vừa phải nỗ lực thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện có.

Những thách thức mà các doanh nghiệp thương mại điện tử phải đối mặt nếu không quản lý dự án

Trong Thương mại điện tử, người quản lý dự án (PM) phải giữ nhiều hoạt động trong tầm kiểm soát của họ. Họ cần theo dõi sự phát triển kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, biết được các xu hướng TMĐT mới nhất trên thị trường, quản lý việc phát triển và duy trì nền tảng thương mại điện tử của công ty, đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng, v.v. Nếu không có một kế hoạch quản lý phù hợp, bạn sẽ không thể có cái nhìn rõ ràng về hướng phát triển doanh nghiệp, chưa nói đến việc thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng chất lượng cũng vô cùng khó khăn.

Lập kế hoạch kĩ càng và lựa chọn phương pháp và công cụ quản lý dự án một cách thông minh cho phép các công ty Thương mại điện tử:

Lựa chọn chiến lược quản lý dự án

Có rất nhiều chiến lược quản lý dự án khác nhau giúp cho việc quản lý đơn giản hơn. Việc bạn cần làm là chọn chiến lược phù hợp nhất.

Dưới đây là một số chiến lược phổ biến nhất:

1. Agile

Phương pháp Agile hoạt động hiệu quả đối với các dự án có requirements thường xuyên thay đổi. Trong Agile, một sản phẩm được chia thành các phần nhỏ và được phát triển theo nhiều lần. Sau mỗi chu kỳ phát triển, team sẽ xem lại kết quả và xem xét họ cần bổ sung những cải tiến nào để sản phẩm đáp ứng tốt hơn mong đợi của khách hàng.

Nhiều PM lựa chọn phương pháp Agile vì nó cho phép thu thập phản hồi của khách hàng trong suốt quá trình phát triển. Mặt khác, khó có thể đoán trước được sản phẩm sẽ như thế nào ở giai đoạn phát triển cuối cùng.

2. Scrum

Scrum framework thường được sử dụng để phát triển các sản phẩm phức tạp. Các thành viên trong team sẽ tương tác với nhau nhiều hơn. Họ được khuyến khích trao đổi kiến thức với nhau về các quy trình đang diễn ra và cùng nỗ lực để cung cấp các sản phẩm chất lượng cao. Để làm được điều này, quá trình phát triển được chia thành các sprints hàng tuần. Mỗi tuần, nhóm đánh giá kết quả sản phẩm và quyết định những tính năng nào họ cần triển khai tiếp dựa trên phản hồi của khách hàng.

Phương pháp Scrum tập trung vào việc làm việc theo nhóm, do đó, mỗi thành viên trong team cần phải có đủ kinh nghiệm trong việc xây dựng sản phẩm và có thể giải quyết kịp thời mọi vấn đề nảy sinh.

3. Kanban

Kanban là một phương pháp tương tự như Scrum. Nó cũng liên quan đến sprints và phải giao tiếp nhiều. Trong khi đó, Kanban cho phép các nhóm dự án tự do phát triển hơn. Các sprints ngắn hơn, các tasks nhỏ hơn và các thành viên trong nhóm có thể triển khai bất kỳ thay đổi sản phẩm nào trong quá trình sprints.

Đối với Kanban, các team dự án sử dụng các boards đặc biệt được chia thành ba loại: “To-do”, “In-progress” và “Done” được dán kèm stikers. Bằng cách chuyển stikers giữa các mục, những người tham gia có thể theo dõi tiến trình và thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong quá trình phát triển sản phẩm.

4. Lean

Phương pháp Lean giúp các nhóm dự án phát triển sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhanh chóng. Nó loại bỏ tất cả các tính năng nhỏ nhặt, chỉ tập trung vào những phần hữu ích. Đối với phương pháp này, các team xây dựng một sản phẩm tối thiểu phải khả thi (MVP) và giới thiệu những thay đổi và cải tiến mới cho nó ở mỗi giai đoạn phát triển. Bằng cách này, các doanh nghiệp Thương mại điện tử tạo ra một sản phẩm đã hoạt động ở giai đoạn đầu của dự án, sau đó đầu tư thời gian và công sức vào việc cải tiến nó để có mang lại nhiều giá trị nhất cho khách hàng.

Khi chọn phương pháp Lean, các PM phải lưu ý rằng nó chuyển trọng tâm của mình sang giá trị sản phẩm hơn là team phát triển. Do đó, sẽ không có nhiều thời gian để đào tạo hoặc họp thường xuyên.

5. Waterfall

Waterfall là một phương pháp đã được kiểm nghiệm, hoạt động hiệu quả cho các dự án có thông số kỹ thuật rõ ràng. PM phát triển một lộ trình sản phẩm ngay từ khi bắt đầu dự án và cả team sẽ bám sát kế hoạch mà không có bất kỳ sai lệch nào.

Bằng cách sử dụng phương pháp này, các PM có thể dễ dàng estimate ngân sách và thiết lập thời hạn phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, việc thực hiện các thay đổi đối với sản phẩm khá khó khăn, dẫn đến kết quả có thể không đáp ứng được kỳ vọng thường xuyên thay đổi của end users. Do đó, Waterfall thường được sử dụng để xây dựng các dự án “quan trọng” hoặc nhỏ.

Tips lập kế hoạch và quản lý dự án thương mại điện tử

Mọi thứ trở nên đơn giản hơn nhiều nếu bạn tuân theo kế hoạch quản lý dự án đơn giản với các nguyên tắc dưới đây:

  • Chọn phương pháp quản lý phù hợp nhất
  • Nghiên cứu thị trường và phán đoán xu hướng tương lai
  • Phân tích đối thủ
  • Theo dõi thời gian, phạm vi và ngân sách
  • Đảm bảo số lượng members team cũng như chất lượng team của bạn đáp ứng với nhu cầu của dự án
  • Bắt đầu phát triển MVP (sản phẩm khả thi tối thiểu)Monitor the project development 
  • Khởi chạy ứng dụng Thương mại điện tử và thu thập phản hồi
  • Lặp lại và thử nhiều ý tưởng mới

Hoặc đơn giản nhất – liên hệ với CodLUCK. Chúng tôi cung cấp nhiều giải pháp phù hợp với từng nhu cầu thương mại điện tử. Trong hơn 9 năm, team phát triển phần mềm của chúng tôi đã xây dựng các giải pháp phần mềm khác nhau cho các doanh nghiệp Thương mại điện tử nhiều quy mô, bao gồm các ứng dụng di động, website và platform. Tìm hiểu thêm về các dịch vụ phát triển thương mại điện tử của chúng tôi tại đây.

Nguồn tham khảo:

Marketing SapientPro

Scand