Cụm từ “Metaverse” đã và đang trở thành 1 từ khóa cực hot, đặc biệt trong giới công nghệ và game. Gần đây nhất, nhà sáng lập Facebook (nền tảng có hơn 1/3 dân số thế giới sử dụng) – Zuckerberg đã bày tỏ tham vọng biến facebook từ một “Social Media company” trở thành “Metaverse company”.
Vậy Metaverse là gì? Tại sao nó lại được cho là phiên bản kế tiếp của internet? Các nhà đầu tư nên bắt đầu từ đâu? CodLUCK sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên trong bài viết này nhé!
1. Metaverse – siêu vũ trụ kỹ thuật số
a) Metaverse được kết hợp bởi 2 từ “meta” (siêu việt) và “verse” – viết tắt của universe (vũ trụ).
Có thể hiểu Metaverse chính là một không gian ảo được tạo nên từ Internet và các công cụ hỗ trợ thực tế ảo tăng cường (như kính VR hoặc các dụng cụ khác). Không gian này mô phỏng thế giới thật giúp mọi người có thể kết nối, tương tác với nhau như một xã hội thật sự.
Để dễ hình dung hơn, các bạn có thể xem bộ phim “Ready Player One” – một ví dụ tiêu biểu về Metaverse.
b) Cấu tạo của Metaverse
Có 4 lớp Layer cơ bản cấu tạo nên Metaverse bao gồm:
- Foundation Layer: Nền tảng cho sự kết nối, đó chính là mạng lưới Internet.
- Infrastructure Layer: Về cơ sở hạ tầng cho Metaverse, có thể kể đến các linh kiện phần cứng giúp chúng ta có những trải nghiệm chân thực. Ngoài các linh kiện phần cứng thì các công nghệ để hình thành lên metaverse cũng nằm trong Layer này (một số công nghệ có thể nói tới như là Blockchain, AI, Big Data,…).
- Content Layer: Trên Layer này chúng ta sẽ có những trò chơi, ứng dụng giúp người dùng đắm chìm trong một hoặc nhiều thế giới khác nhau, cho những trải nghiệm sống động nhất.
- True Metaverse: Đây là Layer cuối cùng của Metaverse, khi các Layer dưới phát triển tới một mức nào đó thì chúng ta sẽ có một Metaverse đúng nghĩa.
Các layers nền tảng chính là nền móng cho sự phát triển của các layers sau. Trong quá trình phát triển đó, tất thảy đều sẽ được cập nhật liên tục chứ không dừng lại ở 1 trạng thái cố định nào. Cụ thể:
Mạng lưới internet: Mặc dù internet hiện đang phát triển rất mạnh, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không ngừng đưa ra nhiều bước tiến mới trong công nghệ internet, ví dụ như công nghệ 5G,…
Cơ sở hạ tầng (phần cứng): Cuộc đua linh kiện phần cứng chưa bao giờ dừng lại mà còn có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Các công nghệ nền tảng cũng ngày càng gần gũi với thực tiễn đời sống hơn. Gần đây nhất là các con chíp 2 nanomet – loại vi mạch nhỏ nhất, mạnh nhất trên thế giới được chế tạo bởi IBM.
Layer Content: Metaverse có thể tồn tại ở rất nhiều hình thái, và nó khởi đầu với các tựa game. Metaverse đang chờ đợi sự hoàn thiện hơn nữa của layers Infrastructure để bùng nổ mạnh mẽ trong tương lai.
2. Tại sao nói metaverse được cho là phiên bản kế tiếp của internet?
- Các công nghệ liên quan đến Metaverse, tức là VR, AR và Blockchain, chính là nhân tố chính thúc đẩy thế hệ internet tiếp theo. Trí tuệ nhân tạo (AI) cùng với công nghệ thực tế ảo (VR, AR, Blockchain) trở nên ngày một phổ biến, lúc này đại dịch Covid-19 dường như là động lực thúc đẩy hệ sinh thái internet chuyển đổi nhanh hơn nữa. Từ những kết quả tìm kiếm trên internet mà “chỉ có thể nhìn thấy” thì với metaverse đúng nghĩa, chúng ta còn có thể “chạm vào”, “khám phá và trải nghiệm” không giới hạn.
- Metaverse được kỳ vọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành nghề trong tương lai. Trong với lĩnh vực giáo dục, các lớp học trực tuyến đang ngày càng gia tăng qua các ứng dụng Zoom, Live stream,… Tuy nhiên, việc theo dõi bài giảng trên màn hình máy vi tính không phải là một cách học tối ưu. Do vậy, nhiều trường đại học đang nghiên cứu cách thức mang VR vào học tập trực tuyến. Trong Metaverse, các trường đại học sẽ có toàn bộ khuôn viên ảo, nơi học sinh từ khắp nơi trên thế giới có thể học, làm việc và giao tiếp xã hội cả bên trong và bên ngoài lớp học. Đó hẳn là một trải nghiệm tuyệt vời.
- Dưới sự phát triển vượt trội của Internet và Smart phone, chúng ta đang sống trong một thế giới phẳng với màn ảnh 2D. Tuy nhiên, đây không phải là đích đến cuối cùng của công nghệ. Điểm đến tiếp theo chính là Metaverse, nơi mà mọi thứ chuyển từ 2D sang 3D. Nhờ đó chúng ta có thể tự do mường tượng và trải nghiệm thế giới Web một cách tự nhiên hơn rất nhiều. Với Metaverse, bạn có thể làm bất cứ thứ gì bạn muốn, có thể là đi làm, đi họp, mua sắm, chơi bi-a, học tập hay bất cứ thứ gì một cách trực tuyến.
3. Một số ví dụ về Metaverse
Với giới hạn về mặt công nghệ như hiện tại thì việc có được một trải nghiệm như trong “Ready Player One” là không thể. Tuy nhiên, nếu để ý thì chúng ta có thể thấy hiện tại đã xuất hiện rất nhiều sản phẩm được xây dựng với concept Metaverse, đặc biệt có thể kể đến các tựa game như sau:
- Minecraft: Một tựa game thế giới mở, tại đây chúng ta có thể khai thác tài nguyên chế tác công cụ, xây dựng công trình và tạo ra thế giới riêng của mình cũng như tương tác với người chơi khác thông qua các tính năng và chế độ chơi khác nhau.
- GTA V: Ở trong chế độ chơi Multiplayer của tựa game, chúng ta có thể cùng nhiều người chơi khác tương tác qua lại, với rất nhiều các hoạt động trao đổi buôn bán hoặc giao tiếp khác nhau.
- Roblox: Một tựa game cho phép người chơi sáng tạo dựa trên nhiều công cụ được nhà phát triển cung cấp. Có hỗ trợ trải nghiệm với VR, lưu trữ dữ liệu trên Cloud. Và đặc biệt cung cấp một hệ thống economic incentives cho người chơi.
Trong thị trường Crypto cũng đang tồn tại khá nhiều ví dụ về Metaverse như Decentraland, The Sandbox,… Trong các tựa game này, chúng ta có thể tạo ra những thế giới của riêng mình, sở hữu tài sản thông qua NFT cũng như trao đổi buôn bán chúng qua Marketplace, …
4. Tương lai tươi sáng của metaverse
Mặc dù metaverse hoàn chỉnh là câu chuyện của tương lai, nhưng không thể phủ nhận tiềm năng phát triển của nó là cực kỳ lớn. CodLUCK xin liệt kê ra 3 yếu tố chứng minh như sau:
- Metaverse đang chờ đợi sự phát triển và phổ biến hơn nữa của công nghệ VR, AR và Blockchain – chính là layers cơ sở hạ tầng. Như vậy, vấn đề ở đây chỉ còn là vấn đề về thời gian.
- Thị trường phát triển khổng lồ: Theo nghiên cứu đến từ LD Capital, nền công nghiệp Metaverse sẽ bao gồm 2 thành phần chính: Thứ nhất là nền công nghiệp phần cứng (chip, linh kiện điện tử, các thiết bị thực tế ảo tăng cường, …) với giá trị trên toàn cầu vào năm 2020 là khoảng $944B với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm lên tới 9.4% (theo The Business Research Company). Thứ hai là nền công nghiệp nội dung (nền tảng trải nghiệm metaverse: game, mạng xã hội,…) với giá trị của riêng ngành gaming là khoảng $174.9B.
- Nhiều ông lớn trong ngành công nghệ đã bắt đầu tham gia vào việc xây dựng nền công nghiệp metaverse trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại. Facebook công bố tham gia vào Metaverse Industry; Epic Games – công ty đứng sau tựa game Fortnite đã huy động $1B với tầm nhìn xây dựng Metaverse; Các dự án NFT game như Decentraland, Somnium Space, Crypto Voxels và The SandBox liên tiếp ra mắt và chứng tỏ sức nóng của mình khi thu hút một lượng người quan tâm lớn.
Tất cả những điều trên đã thổi luồng sinh khí mới vào khái niệm Metaverse như là tiền thân của một thế giới kỹ thuật số mở rộng. Đây có lẽ chính là khoảng thời gian để bắt đầu đếm ngược cho đến khi Metaverse bùng nổ và trở thành phiên bản internet tiếp theo của nhân loại.
5. Kết luận
Metaverse không phải là một sản phẩm, mà là tương lai của Internet. Với triển vọng phát triển gần như là chắc chắn, các công nghệ AR, VR, Blockchain được kỳ vọng như những công nghệ then chốt cho nền công nghiệp metaverse.
CodLUCK với thế mạnh nắm bắt các nền tảng công nghệ AR/VR, Blockchain, NFT; với sự “hậu thuẫn” của dịch vụ 3DAI – 3D Modeling sẽ là đối tác tin cậy của các nhà phát triển cũng như khách hàng trong các lĩnh vực công nghệ cho tương lai này.
Nguồn tham khảo:
marginatm.com
coin98.net