Tận Dụng AI Trong Lĩnh Vực Bán Lẻ và Thương Mại Điện Tử: Ứng Dụng Thực Tiễn

AI giúp các nhà bán lẻ tạo ra trải nghiệm cửa hàng siêu cá nhân hóa, chống gian lận và dự đoán nhu cầu với độ chính xác cao.

Người tiêu dùng có thể không nhận ra điều đó, nhưng AI đã trở thành một phần không thể thiếu trong bối cảnh bán lẻ và thương mại điện tử. Chatbots thường xuyên xử lý các yêu cầu trả hàng, và các thuật toán sẽ đề xuất khách hàng thêm một món hàng nữa vào giỏ trước khi thanh toán.

Tuy nhiên, đằng sau những điều này, có một cuộc cách mạng lớn hơn nhiều đang diễn ra. AI đang giúp các nhà bán lẻ tạo ra trải nghiệm mua sắm siêu cá nhân hóa, tăng cường khả năng chống gian lận và dự đoán nhu cầu với độ chính xác cao. Hãy cùng CodLUCK khám phá ứng dụng thực tiễn mà AI đang định hình lại ngành bán lẻ trong bài viết này nhé!

Vai Trò Của AI Trong Lĩnh Vực Bán Lẻ và TMĐT

1. Dự Báo Nhu Cầu và Tối Ưu Hóa Tồn Kho

Nhu cầu bán lẻ luôn luôn khó dự đoán. Các xu hướng có thể thay đổi nhanh chóng trong thời đại mạng xã hội, buộc người bán phải luôn nỗ lực để theo kịp hoặc sẽ phải đối mặt với nguy cơ tồn đọng hàng hóa không mong muốn.

Có hai yếu tố đang thay đổi bức tranh này: lượng dữ liệu dồi dào và khai thác thế mạnh của AI trong các công cụ bán lẻ hiện nay. AI có thể khai thác tất cả các dữ liệu liên quan để dự đoán nhu cầu một cách chính xác hơn, giúp các nhà bán lẻ tối ưu hóa hàng tồn kho và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Thay vì chỉ dựa vào doanh số cũ, thuật toán AI có khả năng tính nhiều biến số hơn. Doanh số bán hàng cũ vẫn được dùng để tham chiếu, nhưng AI còn phân tích các xu hướng thị trường mới nổi, tính thời vụ và thậm chí cả những dữ liệu tưởng chừng không liên quan như dự báo thời tiết hoặc tin đồn trên mạng xã hội để dự đoán nhu cầu trong tương lai.

Công nghệ này còn có thể tối ưu hóa bố cục kho để việc lấy hàng và đóng gói diễn ra hiệu quả hơn, thậm chí tự động hóa các quy trình sắp xếp lại hàng hóa để ngăn tình trạng hết hàng.

2. Tối Đa Hóa Lợi Nhuận Thông Qua Định Giá Linh Hoạt

Các nhà bán lẻ và công ty TMĐT thường bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền do việc định giá chưa tối ưu. Khách hàng thông thái có thể đoán trước các mô hình giảm giá và trì hoãn mua sắm cho đến khi giá giảm, trong khi những người khác có thể sẵn sàng trả nhiều hơn giá niêm yết.

Giống như việc tối ưu hóa hàng tồn kho, việc cân bằng giữa giá cả cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi sự dự đoán chính xác. AI đóng vai trò quan trọng trong việc này. Nó phân tích toàn bộ thông tin liên quan — hành vi của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường và giá cả của đối thủ cạnh tranh — để thiết lập mức giá hợp lý, vừa thu hút khách hàng vừa tối đa hóa doanh thu. Bạn thậm chí không cần phải đợi đến cuối ngày để điều chỉnh giá bởi việc thay đổi giá có thể được thực hiện linh hoạt khi điều kiện thị trường thay đổi.

Hãy tưởng tượng tại một cửa hàng bán đồ điện tử, nơi giá của chiếc smartphone mới nhất được điều chỉnh trong ngày để phản ánh nhu cầu hiện tại và giá của đối thủ. Hoặc một nền tảng TMĐT thuộc lĩnh vực thời trang cung cấp các chương trình giảm giá cá nhân hóa cho các mặt hàng mà người dùng đã xem nhiều lần, lôi kéo họ hoàn tất giao dịch.

3. Chống Trộm và Bảo Mật Tín Dụng

Trong ngành bán lẻ, lừa đảo là điều không thể tránh khỏi. Các cửa hàng TMĐT thường quan tâm đến việc bảo vệ thông tin thẻ tín dụng khỏi bị đánh cắp và giảm thiểu lỗ lãi. Trong khi đó, đối với những nhà bán lẻ truyền thống, việc bảo vệ các mặt hàng trước những vụ trộm cắp là ưu tiên hàng đầu.

Tuy nhiên, các phương pháp phát hiện gian lận truyền thống thường không đủ để đối phó với các tội phạm mạng tinh vi. Những kẻ xâm nhập hiểu rất rõ về các hạn chế của các hệ thống kiểm tra an ninh thủ công và có thể dễ dàng qua mặt.

Các tính năng chống gian lận được hỗ trợ bởi AI mang lại khả năng bảo vệ mạnh mẽ hơn rất nhiều, nhất là trước các mối đe dọa từ tội phạm mạng. Công nghệ này có khả năng xử lý lượng dữ liệu lớn, phân tích các mô hình và phát hiện các hành vi bất thường mà con người thường bỏ qua hoặc không đủ khả năng để kiểm tra.

Ví dụ, một công cụ AI có thể phát hiện các giao dịch mua hàng trực tuyến đáng ngờ từ các vị trí bất thường và gắn cờ chúng để điều tra sâu hơn. Sau đó, nó có thể thêm thông tin về các vụ gian lận này vào một cơ sở dữ liệu ngày càng lớn, từ đó cải thiện khả năng phân biệt các mô hình hành vi tiềm ẩn gian lận.

4. Cá Nhân Hóa Trải Nghiệm Mua Sắm

Người tiêu dùng đang đứng trước vô vàn lựa chọn mua sắm. Ví dụ, khi mua một chiếc ghế sofa, thuật toán có thể gợi ý cho bạn một chiếc bàn cà phê vì cả hai sản phẩm thuộc danh mục đồ nội thất. Đây là một bước tiến, nhưng AI có thể làm tốt hơn nữa.

individual-online-shopping

Các công cụ cá nhân hóa, được hỗ trợ bởi AI, khai thác sâu vào dữ liệu khách hàng, phân tích lịch sử duyệt web, hành vi mua hàng và thậm chí thông tin nhân khẩu học để tạo ra trải nghiệm mua sắm phù hợp với từng người.

Điều quan trọng là bạn không cần phải đoán xem khách hàng thích gì. Thay vào đó, bạn có thể suy luận dựa trên phong cách, sở thích và nguyện vọng đặc biệt của họ. Đây cũng là lý do tại sao “64% chủ doanh nghiệp tin rằng AI sẽ cải thiện mối quan hệ với khách hàng […] và tăng năng suất cho tổ chức của họ” – theo Forbes.

Về lâu dài, AI sẽ tiếp tục đào sâu vào hành trình của khách hàng. Thay vì nhận tin spam với nội dung chung chung, bạn có thể nhận được email được cá nhân hóa hoàn toàn dựa trên sở thích cá nhân của bạn. Ngay cả kết quả tìm kiếm cũng sẽ được điều chỉnh, hiển thị các sản phẩm phù hợp nhất dựa trên sở thích của riêng bạn.

Bài viết liên quan: AI Trong AdTech: Cơ Hội, Thách Thức Và Chiến Lược Triển Khai

Ứng Dụng Thực Tiễn Của Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Ngành Bán Lẻ

Hãy cùng tìm hiểu các trường hợp sử dụng thực tế của AI trong lĩnh vực bán lẻ dưới đây.

1. Walmart: Tối Ưu Hóa Trải Nghiệm Mua Sắm Bằng AI

Walmart là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới, đã tích hợp công nghệ AI rộng rãi vào hoạt động kinh doanh để cải thiện hiệu quả và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.

Ứng dụng 1: Mua sắm bằng giọng nói

Walmart đã đơn giản hóa quy trình này bằng việc áp dụng tính năng mua sắm bằng giọng nói. Khách hàng có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ “Đặt hàng bằng giọng nói” của Walmart, chỉ cần kết nối thiết bị di động hoặc loa thông minh với tài khoản Walmart của họ. Giờ đây khách hàng có thể dễ dàng đặt hàng bằng cách nói ra mong muốn của mình.

Ứng dụng 2: Hỗ trợ bằng giọng nói cho nhân viên cửa hàng

Walmart không chỉ cải thiện trải nghiệm của khách hàng mà còn gia tăng hiệu quả làm việc của nhân viên cửa hàng bằng việc triển khai trợ lý giọng nói AI, gọi là Ask Sam. Đây là một công cụ hữu ích giúp nhân viên tìm kiếm sản phẩm trong cửa hàng, kiểm tra giá cả và giải quyết các yêu cầu liên quan đến lịch trình làm việc.

Ứng dụng 3: Cải thiện độ chính xác trong dự báo hàng hóa

Walmart sử dụng công nghệ AI để cải thiện độ chính xác trong dự báo nhu cầu hàng hóa. Việc phân tích các yếu tố như mô hình thời tiết và dữ liệu bán hàng trước đây giúp họ điều chỉnh tồn kho một cách chính xác, từ đó giảm thiểu tình trạng hết hàng và tồn kho dư thừa.

Ứng dụng 4: Tối ưu hóa hoạt động kho hàng

Walmart đã đầu tư vào robot AI để hỗ trợ trong các kho hàng nhằm tự động hóa nhiều tác vụ quản lý hàng tồn kho. Những robot này được trang bị công nghệ thị giác và thuật toán học máy tiên tiến, giúp họ điều hành các hoạt động kho hàng một cách hiệu quả và chính xác.

2. Amazon: Tối Ưu Hóa Chiến Lược Định Giá và Trải Nghiệm Thanh Toán

Amazon là một trong những công ty dẫn đầu toàn cầu trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, sử dụng AI một cách chiến lược để liên tục cải thiện chiến lược định giá và nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Ứng dụng 1: Phân tích thị trường theo thời gian thực

Amazon sử dụng các thuật toán định giá linh hoạt để phân tích thị trường và giá cả của các đối thủ cạnh tranh trong thời gian thực. Từ những thông tin này, họ điều chỉnh linh hoạt chi phí sản phẩm để tối đa hóa doanh thu và duy trì lợi thế cạnh tranh.

Ứng dụng 2: Định giá và chiết khấu cá nhân hóa

Amazon áp dụng công nghệ AI để cung cấp giá và chiết khấu được cá nhân hóa dựa trên hành vi mua hàng, lịch sử duyệt web và các thông tin cá nhân của từng khách hàng. Điều này giúp Amazon tối ưu hóa chiến lược định giá và tăng cường tỷ lệ chuyển đổi, đồng thời thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.

Ứng dụng 3: Cải thiện quy trình thanh toán

Amazon đã ứng dụng AI để cung cấp trải nghiệm mua sắm thông minh với Amazon Go. Các cửa hàng này không cần phải thu ngân kiểu truyền thống nữa mà sử dụng cảm biến, thị giác máy tính và thuật toán AI để tự động hóa quy trình thanh toán. Hệ thống tự động nhận diện và tính phí cho các mặt hàng khi khách hàng rời cửa hàng, tạo ra trải nghiệm mua sắm tiện lợi và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

3. eBay: Tối Ưu Hóa Trải Nghiệm Tìm Kiếm Với Công Nghệ Nhận Dạng Hình Ảnh

eBay là website đấu giá trực tuyến đến từ Hoa Kỳ, đang sử dụng công nghệ nhận dạng hình ảnh dựa trên AI để tăng cường trải nghiệm tìm kiếm và khám phá sản phẩm cho người dùng.

Ứng dụng 1: Tìm kiếm nhận dạng hình ảnh

eBay đã đưa ra tính năng tìm kiếm nhận dạng hình ảnh sáng tạo, cho phép người dùng dễ dàng tìm thấy các sản phẩm mong muốn bằng cách chụp ảnh hoặc tải lên từ thư viện điện thoại của họ. Sử dụng thuật toán thị giác máy tính, eBay phân tích hình ảnh để nhận diện sản phẩm và cung cấp các kết quả tìm kiếm chính xác, giúp người dùng mua sắm một cách hiệu quả trên nền tảng.

Ứng dụng 2: PaaS – Nền tảng dịch vụ

eBay đã mở rộng ứng dụng công nghệ AI của mình thông qua mô hình PaaS, hỗ trợ cho người bán. Bằng cách cung cấp các công cụ AI tiên tiến, eBay giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của người bán trên nền tảng với các tác vụ như phân tích dữ liệu, số liệu và thông tin phân tích, từ đó tối ưu hóa chiến lược kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng trong doanh số.

4. Alibaba: Tối Ưu Hóa Trải Nghiệm Mua Sắm Với Nhà Tạo Mẫu Ảo AI

Alibaba, một trong những nền tảng kinh doanh trực tuyến lớn nhất thế giới, đang sử dụng công nghệ AI để nâng cao trải nghiệm mua sắm và cung cấp các đề xuất thời trang được cá nhân hóa cho người tiêu dùng.

Ứng dụng: Nhà tạo mẫu ảo

Alibaba đã ứng dụng “FashionAI” – nhà tạo mẫu ảo bởi AI, khai thác sức mạnh của thuật toán học sâu và thị giác máy tính để phân tích số đo cơ thể, sở thích cá nhân và xu hướng thời trang. Công cụ này cung cấp các đề xuất về trang phục phù hợp dựa trên kết quả phân tích chi tiết, giúp người dùng dễ dàng lựa chọn những sản phẩm thời trang phù hợp và thúc đẩy trải nghiệm mua sắm của họ trên nền tảng của Alibaba.

5. Sephora: Đổi Mới Trải Nghiệm Mua Sắm Mỹ Phẩm

Sephora là nhà bán lẻ top đầu về sản phẩm làm đẹp, đang sử dụng công nghệ AI để mang đến cho khách hàng trải nghiệm dùng thử ảo độc đáo với sản phẩm là mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da.

Ứng dụng: Thử hàng trực tuyến

Ứng dụng Virtual Artist của Sephora sử dụng công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thuật toán nhận dạng khuôn mặt AI để cải tiến trải nghiệm mua sắm. Khách hàng có thể thử nghiệm ảo nhiều loại sản phẩm trang điểm từ màu son môi đến bảng phấn mắt và tông màu nền ngay trên thiết bị của họ.

Điều này cho phép người dùng tự tin khám phá và lựa chọn các sản phẩm phù hợp mà không cần dùng thử trực tiếp, giúp tiết kiệm thời gian và tăng tính tương tác với sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.

Tương Lai “Không Thể Thiếu” Của AI Trong Ngành Bán Lẻ và TMĐT

Công nghệ AI đang ngày một trở thành yếu tố then chốt giúp cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ và TMĐT. Với sự phát triển liên tục, AI hứa hẹn mở ra những cơ hội tương lai mà trước đây chúng ta chưa thể tưởng tượng được. Điều này đặt ra thách thức cho nhiều giám đốc điều hành, những người mong muốn tận dụng sức mạnh của AI mà không biết chính xác cách triển khai.

Cho dù bạn đang cố gắng triển khai các chiến lược định giá linh hoạt hay tối ưu hóa trải nghiệm mua hàng, với nền tảng kiến thức sâu sắc về lĩnh vực TMĐT cũng như bề dày kinh nghiệm trong tư vấn và phát triển giải pháp chuyển đổi số, CodLUCK cam kết mang đến cho bạn những giải pháp thông minh và phù hợp nhất để doanh nghiệp có thể phát triển và củng cố vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của ngành bán lẻ hiện nay.

Liên hệ với chuyên gia của chúng tôi ngay hôm nay!

Nguồn tham khảo: Medium, Lumenalta